Lịch sử Kinh tế Ý

Lịch sử kinh tế của Ý có thể được chia thành ba giai đoạn chính:[34] giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh sau khi đất nước thống nhất, đặc trưng bởi lượng người nhập cư cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế trì trệ; giai đoạn giữa từ những năm 1890 đến những năm 1980 nơi có sự bắt kịp mạnh mẽ về khoa học và công nghệ so với các nước tiên tiến nhưng bị gián đoạn bởi cuộc đại suy thoái những năm 1930 và hai cuộc chiến tranh thế giới; giai đoạn cuối cùng đánh giấu sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp đã trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc suy thoái kép sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, và từ đó đất nước đang dần phục hồi mới chỉ trong những năm gần đây.

Thời đại công nghiệp hóa

Những nhà máy thép ở Terni vào năm 1912.

Trước khi thống nhất, nền kinh tế của các tiểu quốc thuộc Ý ngày nay dựa nhiều vào nông nghiệp; tuy nhiên, thặng dư nông nghiệp tạo ra cái mà các nhà sử học gọi là sự chuyển đổi "tiền công nghiệp" ở cùng Tây Bắc nước Ý được bắt đầu từ những năm 1820[35] dẫn đến sự tập trung rộng rãi của các hoạt động sản xuất (chủ yếu là ngành thủ công), đặc biệt là ở Vương quốc Sardegna dưới sự cai trị tự do của Camillo Benso.[36]

Sau khi Vương quốc Ý thống nhất ra đời vào năm 1861, tầng lớp thống trị đã nhận thức sâu sắc về sự lạc hậu của đất nước còn non trẻ này khi cho rằng GDP bình quân đầu người tính theo PPS chỉ bằng một nửa của Anh và thấp hơn khoảng 25% của Pháp và Đức.[34] Trong những năm 1860 và 1870, hoạt động sản xuất còn lạc hậu và chỉ dừng lại với quy mô nhỏ trong khi khu vực nông nghiệp quá khổ là xương sống của nền kinh tế quốc dân. Đất nước này thiếu các mỏ than, sắt lớn[37] cộng thêm tỷ lệ mù chữ cao. Trong những năm 1880, cuộc khủng hoảng nông trại nghiêm trọng dẫn buộc vùng thung lũng Po phải áp dụng các kỹ thuật canh tác hiện đại hơn,[38] trong khi từ năm 1878 đến năm 1887, các chính sách bảo hộ mậu dịch đã được đưa ra với mục đích thiết lập cơ sở cho ngành công nghiệp nặng phát triển.[39] Một số nhà máy sản xuất thép và sắt lớn tập trung quanh ở các khu vực có tiềm năng thủy điện cao, đặc biệt là tại chân núi Alpine và vùng Umbria thuộc miền trung nước Ý, trong khi TurinMilan dẫn đầu quốc gia về số lượng các công ty hoạt động trong các lĩnh vực dệt may, hóa chất, kỹ thuật và ngân hàng còn tại Genoa là ngành đóng tàu dân sự và quân sự.[40]

Tuy nhiên, sự lan tỏa của quá trình công nghiệp hóa đặc trưng cho khu vực Tây Bắc của đất nước lại không đến được vùng Venetia và đặc biệt là khu vực phía Nam. Kết quả là sự di cư của cộng đồng người Ý ra nước ngoài gồm có 26 triệu người chủ yếu trong những năm từ 1880 đến 1914; theo nhiều học giả, đây được coi là cuộc di cư lớn nhất trong thời kỳ đương đại.[41] Trong suốt cuộc chiến tranh Thế giới thứ Nhất, nhà nước Ý vẫn còn non yếu đã chiến đấu và giành được chiến thắng, qua đó có thể trang bị và đào tạo khoảng 5 triệu tân binh.[42] Nhưng chiến thắng này khiến Ý đã phải trả một cái giá khủng khiếp: vào cuối cuộc chiến, Ý đã mất 700.000 binh sĩ và gánh một khoản nợ có chủ quyền lên tới hàng tỷ lira.

Chế độ Phát xít

Benito Mussolini phát biểu tại nhà máy Lingotto của Fiat ở Turin năm 1932.

Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Ý rơi vào tình trạng nghèo nàn và suy yếu. Đảng Phát xít quốc gia do Benito Mussolini lãnh đạo lên nắm quyền vào năm 1922, đây là giai đoạn cuối của thời kỳ bất ổn xã hội trên toàn nước Ý. Tuy nhiên, khi Mussolini nắm được quyền lực vững chắc, chủ trương tự do kinh tế và thương mại đã dần dần bị loại bỏ, nền kinh tế chịu sự can thiệp trực tiếp đến từ phía chính phủ và chính sách bảo hộ mậu dịch.[43]

Năm 1929, nền kinh tế quốc gia của Ý chịu sự tàn phá nặng nề gây ra bởi cuộc đại suy thoái.[44] Để đối phó với cuộc khủng hoảng, chính phủ Phát xít đã quốc hữu hóa cổ phần các ngân hàng lớn có lượng tích lũy đáng kể chứng khoán công nghiệp và thành lập lên một công ty đại chúng với cái tên Viện Tái thiết Công nghiệp.[45] Một số tổ chức hỗn hợp gồm các đại diện của chính phủ và các doanh nghiệp lớn được thành lập. Những đại diện này đã thảo luận về các chính sách kinh tế, cách thức thao túng giá cả và tiền lương nhằm đáp ứng mong muốn về mặt lợi ích của cả chính phủ và doanh nghiệp.[43]

Mô hình kinh tế dựa trên mối quan hệ đối tác giữa chính phủ và doanh nghiệp này đã sớm được mở rộng sang cả lĩnh vực chính trị mà người ta gọi là chủ nghĩa nghiệp đoàn. Cùng thời điểm đó, chính sách đối ngoại hiếu chiến của Mussolini đã khiến chi tiêu quân sự ngày càng tăng. Sau cuộc xâm lược Ethiopia lần thứ hai, Ý đã can thiệp để hỗ trợ những người theo chủ nghĩa dân tộc của Franco trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha thời bấy giờ. Tính đến năm 1939, Ý là quốc gia có tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước cao thứ nhì trên thế giới chỉ sau Liên Xô.[43]

Việc Ý tham gia vào cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai với tư cách là thành viên của phe Trục buộc quốc gia này phải thiết lập một nền kinh tế theo kiểu thời chiến. Sự kiện quân Đồng minh xâm lược Ý vào năm 1943 đã khiến cấu trúc chính trị - kinh tế của Ý nhanh chóng sụp đổ. Phe Đồng minh và quân Đức đã nắm quyền quản lý các khu vực thuộc quyền kiểm soát của chính phủ. Vào cuối giai đoạn chiến tranh, thu nhập bình quân đầu người của Ý ở mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ 20.[46]

Phép màu kinh tế thời hậu chiến

Mẫu xe Fiat 500 được ra mắt vào năm 1957 được coi là một biểu tượng cho phép màu kinh tế thời hậu chiến của Ý.[47]

Sau khi Thế chiến II kết thúc, nước Ý nằm trong đống đổ nát và bị chiếm đóng bởi quân đội nước ngoài, điều làm gia tăng thêm khoảng cách phát triển kinh tế của quốc gia với các nền kinh tế tiên tiến hơn của châu Âu một cách trầm trọng. Tuy nhiên, logic địa chính trị mới đến từ cuộc Chiến tranh lạnh mà ở đó Ý, tuy là kẻ thù cũ của Mỹ trong Thế chiến II lại là một quốc gia bản lề giữa hai khu vực trọng yếu là Tây Âu và Địa Trung Hải hiện đang có một nền dân chủ mới và mỏng manh trước sự đe dọa bởi các lực lượng chiếm đóng của NATO cùng với vị trí địa lý ngay sát Bức màn sắt và sự hiện diện mạnh mẽ của Đảng Cộng sả ở nơi đây[48] đã được Hoa Kỳ lựa chọn làm đồng minh quan trọng để phục vụ tham vọng về một Thế giới Tự do. Nhờ đó mà Ý đã được chọn nằm trong Kế hoạch Marshall khi nhận tới hơn 1,2 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 1947 đến 1951.

Kế hoạch Marshall chấm dứt khiến đà phục hồi kinh tế chậm lại nhưng nó lại trùng với một thời điểm quan trọng đó là Chiến tranh Triều Tiên, đây là thời điểm mà nhu cầu về kim loại và các sản phẩm chế tạo đến từ Hoa Kỳ đã kích thích ngành sản xuất công nghiệp của Ý. Ngoài ra, việc thành lập Thị trường chung châu Âu vào năm 1957 mà ở đó Ý là thành viên sáng lập, đã cung cấp thêm nguồn đầu tư vào đất nước hơn và giảm bớt sự phục thuộc vào xuất khẩu.[49]

Những điều kiện phát triển thuận lợi kể trên, kết hợp với sự hiện diện của một lực lượng lao động lớn, đã đặt nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục kéo dài hầu như không bị gián đoạn bởi hàng loại những cuộc đình công quy mô lớn với tên gọi "Autunno caldo" đã gây ra tình trạng bất ổn xã hội trong giai đoạn 1969–70, sau đó cuộc Khủng hoảng dầu mỏ 1973 đã chính thức chấm dứt giai đoạn kinh tế bùng nổ trong một khoảng thời gian dài. Trong giai đoạn bùng nổ kinh tế đó, người ta tính toán rằng nền kinh tế của Ý đã có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5,8% mỗi năm trong giai đoạn 1951-1963 và 5% mỗi năm trong giai đoạn 1964-1973.[49] Tốc độ tăng trưởng của Ý cao thứ hai trong số tất các nước thuộc khu vực châu Âu và thua kém không xa so với tỷ lệ của nước đứng đầu là Đức, nếu tính riêng trong số các nước thuộc OEEC thì chỉ có Nhật Bản là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao hơn.[50]

Những năm 1970 và 1980: từ lạm phát đình trệ đến "il sorpasso"

Thủ tướng Giulio Andreotti (ngoài cùng bên trái) cùng với các nhà lãnh đạo G7 tại Bonn vào năm 1978.

Những năm 1970 là thời kỳ hỗn loạn về kinh tế, chính trị và bất ổn xã hội ở Ý, nó được biết đến với cái tên Anni di piombo. Đây là thời kỳ mà tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh, đặc biệt là ở nhóm người trẻ tuổi, và đến năm 1977 đã có một triệu người dưới 24 tuổi rơi vào tình trạng thất nghiệp. Lạm phát tiếp tục trầm trọng hơn do giá dầu tăng trong năm 1973 và 1979. Thâm hụt ngân sách trở nên ngày một tệ và dường như không thể cứu vãn khi chiếm tới khoảng 10 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn bất kỳ nước công nghiệp nào khác. Đồng lira thì liên tục mất giá, từ 560 lira 1 đô la Mỹ vào năm 1973 xuống còn 1.400 lira vào năm 1982.[51]

Suy thoái kinh tế tiếp diễn vào giữa những năm 1980 cho đến khi một loạt các cải cách được đưa ra dẫn đến sự độc lập của Ngân hàng Ý khỏi nhà nước[52] cùng với việc cắt giảm đáng kể chỉ số tiền lương[53] đã khiến tỷ lệ lạm phát giảm mạnh từ 20,6% năm 1980 xuống 4,7% năm 1987.[54] Sự ổn định mới về mặt kinh tế vĩ mô và chính trị đã dẫn đến "phép màu kinh tế" thứ hai, khi Ý trở thành quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu nhờ dựa vào các Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên sản xuất quần áo, đồ da, giày dép, đồ nội thất, dệt may, đồ trang sức và công cụ máy. Kết quả của sự tăng trưởng nhanh chóng này giúp Ý vượt qua nền kinh tế của Vương quốc Anh vào năm 1987 (đây là sự kiện được gọi là il sorpasso) để trở thành quốc gia giàu thứ tư trên thế giới sau Mỹ, Nhật Bản và Tây Đức.[55] Sàn giao dịch chứng khoán Milan đã tăng vốn hóa thị trường của mình lên hơn 5 lần chỉ trong vòng vài năm.[56]

Tuy nhiên, đằng sau sự phát triển nhanh chóng nền kinh tế Ý những năm 1980 lại bộc lộ một vấn đề: sự bùng nổ đến từ việc tăng năng suất và giá trị xuất khẩu, nhưng thâm hụt tài khóa không bền vững mới là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng.[55] Trong những năm 1990, các tiêu chí Maastricht mới đã siết chặt các yêu cầu về việc kiềm chế nợ công, vốn đã bằng 104% GDP của Ý vào năm 1992.[57] Do đó, các chính sách kinh tế hạn chế đã làm trầm trọng thêm những tác động đến từ cuộc đại suy thoái toàn cầu đang diễn ra nên nền kinh tế của Ý. Sau một quãng thời gian ngắn phục hồi vào cuối những năm 1990, thuế suất cao và Bệnh Quan Liêu đã khiến nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng trì trệ từ năm 2000 đến năm 2008.[58][59]

Đại suy thoái

GDP bình quân đầu người của Ý, Pháp, Đức và Anh từ 1970 đến 2008.

Ý là một trong những quốc gia chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc Đại suy thoái diễn ra trong giai đoạn 2008-2009 và Khủng hoảng nợ công châu Âu diễn ra sau đó. Tổng cộng nền kinh tế quốc dân đã giảm đi 6,76% trong suốt giai đoạn này và diễn ra liên tục trong vòng 7 quý liên tiếp.[60] Vào tháng 11 năm 2011, lợi suất trái phiếu của Ý là 6,74% đối với trái phiếu có thời gian đáo hạn là 10 năm, mức lợi suất gần với con số 7% này khiến Ý được cho là đã mất quyền tiếp cận thị trường tài chính.[61] Theo Eurostat, năm 2015 khoản nợ chính phủ Ý bằng 128% tổng GDP của nước này, con số này cao thứ hai trên thế giới và chỉ đứng sau Hy Lạp (175%).[62] Tuy nhiên, phần lớn nợ công Ý thuộc sở hữu của các kiều bào Ý và mức tiết kiệm cá nhân của người dân nước này lại tương đối cao cộng thêm mức nợ tư nhân thấp nên khoản nợ công của Ý lại được coi là an toàn nhất trong số các nền kinh tế đang gặp khó khăn ở Châu Âu.[63][64] Để có liệu pháp tức thời nhằm thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ và khởi động quá trình tăng trưởng kinh tế trở lại, Tổ chức chính phủ do nhà kinh tế học Mario Monti đứng đầu đã đưa ra một chương trình gồm các biện pháp thắt lưng buộc bụng trên quy mô lớn đã làm giảm thâm hụt nhưng lại khiến đất nước rơi vào cuộc suy thoái kép vào năm 2012 và 2013 đã vấp phải nhiều lời chỉ trích từ nhiều nhà kinh tế.[65][66]

Giai đoạn kinh tế phục hồi

Mẫu xe Ferrari Portofino đại diện cho sức mạnh thương hiệu "Made in Italy" giúp củng cố thêm sức mạnh cho nền kinh tế Ý.

Trong giai đoạn 2014-2019, nền kinh tế đã phục hồi một phần sau những tổn thất thảm hại trong cuộc Đại suy thoái, chủ yếu nhờ vào xuất khẩu mạnh, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn thấp hơn mức trung bình của khu vực đồng Euro, có nghĩa là GDP của Ý năm 2019 vẫn thấp hơn 5% so với năm 2008.[67]

Impact of the COVID-19 pandemic

Đầu tháng 2 năm 2020, Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 sau đó đã lan rộng ra toàn thế giới.[68] Nền kinh tế đã phải chịu một cú sốc lớn do hầu hết các hoạt động kinh tế của đất nước bị phong tỏa. Sau 3 tháng, đến cuối tháng 5 năm 2020, dịch bệnh đã được kiểm soát, nền kinh tế bắt đầu phục hồi đặc biệt là ở lĩnh vực sản xuất. Nhìn chung, kinh tế quốc gia đã có đà phục hồi trên cả mong đợi mặc dù GDP giảm mạnh như ở hầu hết các nước phương Tây.[69][70]Chính phủ Ý đã phát hành một loại tín phiếu kho bạc đặc biệt hay được gọi là BTP Futura[71] như một khoản tài trợ khẩn cấp trước sự tàn phá của COVID-19, loại tín phiếu này đang chờ đợi sự chấp thuận đến từ phản ứng của Liên minh Châu Âu đối với đại dịch COVID-19.[72] Cuối cùng, vào tháng 7 năm 2020, Hội đồng châu Âu đã phê duyệt quỹ tái thiết mang tên Next Generation EU trị giá 750 tỷ euro,[73] trong đó 209 tỷ euro sẽ được dành cho Ý.[74]

Mario Draghi, cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu và là Thủ tướng Ý của chính phủ liên minh từ năm 2021

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh tế Ý http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/297474/I... http://markets.businessinsider.com/news/stocks/Tel... http://www.decanter.com/news/wine-news/529822/ital... http://www.economist.com/media/pdf/QUALITY_OF_LIFE... http://www.enel.com/en-GB/group/production/nuclear... http://fortune.com/global500/2016/visualizations/ http://www.ft.com/intl/cms/s/0/7756acd4-1cdf-11e0-...